Nội dung

  1. 1. Nguyên nhân và tác hại ?
    1. a. Nguyên nhân
    2. b. Tác hại
    3. c. Hạng mục chống thấm
  2. 2. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika
    1. 2.1. Chuẩn bị vật liệu
    2. 2.2. Quy trình chống thấm
  3. 3. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
    1. 3.1. Chuẩn bị vật liệu
    2. 3.2. Quy trình chống thấm
  4. 4. Chống thấm tường nhà vệ sinh bằng Sơn Epoxy
    1. 4.1. Chuẩn bị vật liệu
    2. 4.2. Quy trình chống thấm
  5. 5. Chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm
    1. 5.1. Chuẩn bị
    2. 5.2. Quy trình thi công
  6. 6. Bảng giá chống thấm nhà vệ sinh Toilet

Tình trạng hiện nay tại nhiều nhà gia đình và căn hộ chung cư thì nhà vệ sinh đang bị thấm dột và gây hư hỏng cấu trúc kết cấu ngôi nhà chiếm phần trăm khá lớn. Một phần do cách thi công không đúng kỹ thuật và do sử dụng lâu ngày . Mời các bạn cùng Xây Dựng tìm hiểu chi tiết về cách chống thấm nhà vệ sinh mà chúng tôi đúc kết qua 10 năm kinh nghiệm thi công chống thấm ! 

1. Nguyên nhân và tác hại ?

Dưới đây là những nguyên nhân và những tác hại thường gặp nếu nhà vệ sinh bị thấm nước!

a. Nguyên nhân

Nhà vệ sinh thường bị thấm nước dẫn đến tình trạng ẩm mốc là do:

- Cống thoát nước của nhà vệ sinh bị hỏng: Trong quá trình thi công, miệng cống thoát nước không được bịt kín khiến cho nước bị rò rỉ và ngấm xuống phía dưới sàn nhà

- Mặt sàn của nhà vệ sinh không được đảm bảo: Dù nhà vệ sinh đã được lát gạch phía dưới sàn nhưng độ dốc không được đảm bảo dẫn đến tình trạng mạch nước ngầm bị tích tụ lâu ngày dẫn đến trường hợp thấm và ngấm dần.

- Hệ thống đường ống gặp trục trặc: Nếu thời tiết bị thay đổi liên tục, ống nước có thể bị rò rỉ hoặc bị nứt dẫn đến hiện tượng nhà vệ sinh thường bị thấm, bị dột. Lâu dần sẽ làm cho nước ngầm ngấm vào tường gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.

- Nước mưa ngấm vào nhà vệ sinh: Nếu nhà vệ sinh không được thi công chống thấm ngoài mặt tường sẽ rất dễ làm cho nước mưa ngấm từ bên ngoài tường và gây tích tụ bên trong tường

- Thi công ẩu gây tình trạng thấm dột nhà vệ sinh: Chất lượng công trình thi công không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thấm dột, xuống cấp đối với nhà vệ sinh.

nguyen-nhan-nha-ve-sinh-bi-tham-dot.png

Nhà vệ sinh bị thấm nước do hệ thống đường ống nước gặp các trục trặc

b. Tác hại

Nhà vệ sinh nếu bị thấm dột lâu mà không được sửa chữa sẽ gây nhiều hư hỏng, thiệt hại đáng kể như:

- Kết cấu nhà vệ sinh bị hỏng: Tình trạng thấm, dột nhà vệ sinh sẽ khiến cho công trình này bị xuống cấp một cách trầm trọng. Lâu dần sẽ gây ra các tình trạng hỏng gạch, nứt tường nhà, trần nhà. Khiến cho nhà vệ sinh của bạn bị thiệt hại nghiêm trọng, đôi khi sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường.

- Gây mất thẩm mỹ cho nhà vệ sinh: Khi nhà vệ sinh bị thấm nước thường gây ra các tình trạng ố vàng, rêu mốc mọc đầy công trình. Đồng thời, bạn cũng có thể thấy sự xuất hiện của các vết nước loang khiến cho màu sơn bị nhạt dần. Điều này không chỉ làm mất đi tính mỹ quan mà còn gây tốn nhiều công sức, tiền bạc mới có thể khắc phục được

- Làm giảm tuổi thọ của các vật dụng sử dụng trong nhà vệ sinh: Tình trạng ẩm ướt chân tường, trần nhà vệ sinh còn mang theo nhiều nguy hiểm khôn lường. Các vật dụng trong nhà vệ sinh bị ẩm ướt lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ một cách nghiêm trọng. Nếu như ổ điện, công tắc đèn nhà vệ sinh bị ướt có thể gây ra các sự cố chạm mạch, gây cháy nổ, điện giật các thành viên trong gia đình.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Nhà vệ sinh bị ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận tiện khiến cho nấm mốc sinh sôi. Nếu gia chủ thường xuyên hít phải sẽ gây ra các căn bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, nấm da, gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

tac-hai-nha-ve-sinh-bo-tham-dot.png

Nhà vệ sinh bị thấm nước gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan của căn nhà

c. Hạng mục chống thấm

Trước khi chống thấm cho nhà vệ sinh, bạn cần kiểm tra đầy đủ các hạng mục sau đây nhằm đảm bảo cho quá trình chống thấm diễn ra hiệu quả nhất:

- Chống thấm ống thoát nước: Đây là một trong những vị trí dễ gây ra tình trạng thấm dột nhất. Nếu trong quá trình thi công, miệng cống thoát nước của nhà vệ sinh không được xử lý, khắc phục sẽ gây ra tình trạng tách lớp, gây ra hiện tượng thấm nước.

- Chống thấm mặt sàn nhà vệ sinh: Thông thường, mặt sàn của nhà vệ sinh đều được ốp gạch. Nếu như không được ốp kín sẽ khiến cho độ dốc của mặt sàn không được đảm bảo gây nên hiện tượng đọng nước, thấm dột

- Chống thấm cho kết cấu tường, trần nhà vệ sinh: Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để biết tường, trần nhà vệ sinh đã đủ độ dày chưa, có cần phải thi công lại không? Đồng thời, cũng cần phải trám lại các vết nứt để khả năng chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất!

chong-tham-san-nha-ve-sinh.png

Hạng mục chống thấm sàn nhà vệ sinh được thực hiện

2. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika

Để chống thấm sàn nhà vệ sinh đạt hiệu quả, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cũng như thực hiện chi tiết các công việc như sau:

2.1. Chuẩn bị vật liệu

Để tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu như sau:

- Vật liệu chống thấm Sika topseal 107

- Keo Sikaflex construction chống thấm vết nứt

- Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass để chống co nứt góc chân tường

- Nhũ tương dán lưới thủy tinh nếu có

- Vữa không có gót Sika Grout 214-11

- Sika Latex TH

-Thanh cao su trương nở

- Máy khuấy chuyên dụng

- Bay, đục, khoan bê tông

Sika topseal 107-chong-tham-nha-ve-sinh.png

Sika topseal 107 một trong những loại vật liệu không thể thiếu trong quá trình chống thấm sàn nhà vệ sinh

2.2. Quy trình chống thấm

Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika

quy-trinh-chong-tham-nha-ve-sinh-bang-sika.png

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt

- Đục bỏ phần vữa thừa không chắc chắn

- Trám vá những vị trí lỗ rỗ trên bề mặt và góc chân tường để tạo phẳng bề mặt

- Dùng máy mài nhám bè mặt

- Đục mở rộng cổ ống

Bước 2: Tưới nước tạo độ ẩm lên toàn bộ bề mặt đảm bảo độ liên kết

Bước 3: Tiến hành chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng sika

+ Đục mở rộng phần cổ ống, vệ sinh và tạo độ ẩm

+ Quét lớp lót Sika Latex TH

+ Đổ hỗn hợp vữa chảy không có gót SikaGrout 214-11 mới trộn xong đến nữa cổ ống thì quấn thanh cao su trương nở sau đó đổ đầy ngang mép sàn

Lưu ý: Tiến hành thi công cho cả cổ ống xuyên sàn và các cổ ống khác của nhà vệ sinh

Bước 4: Bo chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp Sika latex

+ Trám và tô vát cạnh các vị trí chân tường và vị trí góc vuông để dễ thi chống thấm chân tường nhà vệ sinh bằng lưới gia cường

Bước 5: Tiến hành trộn hỗn hợp Sikatop Seal 107

+ Pha trộn hỗn hợp theo tỉ lệ 1:4 với 1kg thành phần lỏng A và 20kg bột màu xám B và dùng máy khuấy đều trong 3 phút

Lưu ý: Nên cho thành phần nước vào trước rồi mới đổ bột vào

Bước 6: Dán lưới thủy tinh tại các vị trí góc cạnh và cổ ống để chống nứt

Bước 7: Quét lớp chống thấm thứ nhất

+ Giải vật liệu đã trộn lên sàn và dùng băng xô hoặc chổi quét rộng ra toàn bộ sàn, cổ ống và chân tường vén cao 20cm

Bước 8: Quét lớp chống thấm thứ hai

+ Sau khi lớp thứ nhất đã khổ tiến hành thi công lớp thứ 2 phủ đều lên toàn bộ bề mặt

Lưu ý: Khi mà lớp 2 thi công xong thi các bạn cần kiểm tra một lần nữa . Bởi sẽ xuất hiện các lỗ hút vật liệu và các bạn cần trám các lỗ đó đi để đảm bảo chống thấm kín tuyệt đối

Bước 9: Tiến hành ngâm thử nước và nghiệm thu

3. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

3.1. Chuẩn bị vật liệu

Để chuẩn bị chống thấm nhà vệ sinh bằng phương pháp khò nóng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như: tấm trải nhựa màng bitum, đèn khò khí gas, máy khò, Primer gốc bitum hay Bay, chổi sắt, chổi sắt, cọ lăn…

chong-tham-nha-ve-sinh-bang-mang-kho-nong.png

Cần chuẩn bị tấm trải bitum để chống thấm cho sàn nhà vệ sinh

3.2. Quy trình chống thấm

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng phương pháp khò nóng được thực hiện tuần tự các bước như sau:

Bước 1: Vệ sinh đầy đủ khu vực sàn nhà và chuẩn bị bề mặt chống thấm.

Đầu tiên, bạn cần xử lý bề mặt chống thấm theo một độ thẳng nhất định, tránh trường hợp bị lồi hoặc lõm bề mặt

Hãy đảm bảo rằng bề mặt không còn xuất hiện bụi bẩn và được khô ráo, sạch sẽ

Bước 2: Tiến hành chống thấm cổ ống bằng vữa đổ grout chuyên dụng

chong-tham-co-ong-nha-ve-sinh.png

Thực hiện chống thấm cho cổ ống

Bước 3: Sử dụng đèn khí gas để làm nóng bề mặt sàn

Bước 4: Tiến hành quét một lớp Primer gốc bitum nhằm tạo độ kết dính cho màng

Quét một lớp lót gốc gốc bitum lên các bề mặt sàn và tại các góc chân tường, mép cửa, ống xuyên sàn cũng như hộp kỹ thuật nhằm ngăn chặn tình trạng thấm nước. Góp phần gia tăng độ bám dính cho khò màng chống thấm

Bước 5: Tiến hành thi công khò nóng chảy màng chống thấm bitum

Bạn nên dùng máy khò đốt trực tiếp bề mặt lên một tấm trải nhựa bitum để cho khò nóng chảy đều và dính xuống bề mặt của sàn nhà vệ sinh. Sau khi đốt hãy trực tiếp lăn màng chống thấm.

thi-cong-mang-kho-nong.png

Tiến hành thi công khò nóng cho sàn nhà vệ sinh

Tại các vị trí cổ thoát sàn và cổ ống nước bạn hãy dán bo kỷ ở phía bên trong và bên ngoài ống nước. Bạn cũng có thể dùng thanh cao su trương nở xung quanh cổ ống nước

Ngay tại các vị trí chân tường hãy dán màng khò lên từ 15 đến 20cm nhằm giúp cho màng khò được khít và có thể hạn chế tối đa tình trạng thấm nước qua chân tường

Bước 6: Cắt hoa thị cùng các bản tab để có thể khò kỹ ngay tại các vị trí cổ ống có góc cạnh

Bước 7: Tiến hành trát xi măng lên cát nhằm bảo vệ cho bề mặt của lớp chống thấm

Bước 8: Thực hiện ngâm thử trước và tiến hành nghiệm thu

ve-sinh-san-nha-ve-sinh.png

Quá trình vệ sinh sàn nhà để thực hiện chống thấm bằng phương pháp khò nóng

4. Chống thấm tường nhà vệ sinh bằng Sơn Epoxy

Dưới đây là các cách, các quy trình đầy đủ giúp cho quá trình chống thấm tường nhà vệ sinh dễ ra hiệu quả hơn:

4.1. Chuẩn bị vật liệu

Để chống thấm nhà vệ sinh bằng Sơn Epoxy, bạn cần chuẩn bị

  • Máy phun sơn, băng xô hoặc các vật dụng dùng để sơn
  • Các loại dụng cụ lau dọn sàn

Sơn Epoxy một trong những loại vật liệu không thể thiếu giúp quá trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

4.2. Quy trình chống thấm

Bạn có thể thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn epoxy thông qua các bước như sau:

son-epoxy-chong-tham-nha-ve-sinh.png

Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt chống thấm. Bạn cần đảm bảo bề mặt được phẳng, mịn, khô. Sau đó hãy chà xả nhám cho bề mặt thông qua các loại máy mài công nghiệp. Đồng thời, cần đảm bảo được độ ẩm của bề mặt luôn nằm trong khoảng từ 8 đến 14%

ve-sinh-be-mat-chong-tham-nha-ve-sinh-voi-son-epoxy.png

 Quá trình dọn vệ sinh cho bề mặt trước khi tiến hành chống thấm. 

Bước 2: Thực hiện sửa chữa bề mặt sàn nhà vệ sinh bằng cách sử dụng vữa epoxy hoặc keo epoxy trám trét tại các vị trí như ống thoát sàn nhà, cổ ống hoặc những nơi lồi lõm, gồ ghề

Bước 3: Tiến hành chống thấm tường nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm:

Bạn cần sơn 2 lớp chống thấm cho nhà vệ sinh, đảm bảo mỗi lớp được sơn cách nhau khoảng 6 giờ.

Đợi 24 giờ tiếp theo khi sơn chống thấm đã khô hãy tiến hành sơn lót bề nhằm giúp gia tăng độ thẩm thấu và khả năng kết dính, tránh các tình trạng ẩm mốc và tạo sự liên kết giữa lớp phủ cũng như bề mặt sàn nhà vệ sinh.

 

chong-tham-tuong-nha-ve-sinh-bang-son-epoxy.png

Tiến hành chống thấm cho tường nhà vệ sinh bằng sơn Epoxy.

5. Chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm

keo-silicon-chong-tham-4 (1).png

Ưu điểm

  • Thi công nhanh
  • Giá rẻ
  • Độ bền tô
  • Bám dính tốt trên toàn bộ bề mặt nền

5.1. Chuẩn bị

  • Keo chống thấm gốc Silicon
  • Súng bắn keo
  • Dao dụng cụ làm mặt
  • Băng keo

5.2. Quy trình thi công

Bước 1: Làm sạch bề mặt

  • Làm sạch bề mặt giữa các khe rãnh ron gạch và vết nứt của sàn, tường, trần nhà vệ sinh
  • Đảm bảo bề mặt khô để có độ bám dính tốt nhất của keo

Bước 2: Bắn keo

+ Xác định vị trí trần, sàn, tường bị nứt để bắn keo

+ Dùng máy bắn keo bắn vào vị trí sàn nhà vệ sinh bị nứt

Bước 3: Vệ sinh và sơn lăn hoàn thiện

+ Để lớp sơn khô cần sau đó sơn bả phủ để hoàn thành (thời gian khô lên đến 7 ngày)

6. Bảng giá chống thấm nhà vệ sinh Toilet

STT

Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh

Đơn giá (VNĐ/m2)

1

Sika Latex - TH

140.000đ

2

Màng nhũ tương chống thấm

150.000đ

3

Màng lỏng gốc Polyurethane

280.000đ

4

Sika Top Seal – 107 2 thành phần

180.000đ

5

Sika Maxbon

170.000đ

6

Màng khò nóng gốc bitum dày 3mm

160.000đ

7

Màng khò nóng gốc bitum dày 4mm

180.000đ

8

Chống thấm trọn gói nhà vệ sinh cũ

2.000.000đ

9

Cuốn thanh trương nở + rót vữa không co ngót cổ ống

140.000đ 

Sau khi bạn đọc xong các cách chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả nhất mà chúng tôi đúc kết sau 20 năm thi công . Nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu thi công chống thấm nhà vệ sinh thì liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây !

Bài viết tham khảo : https://xaydungtrangiahung.com/bai-viet/chong-tham-nha-ve-sinh-463.html


Tác Giả

Admin

Phân phối keo chà ron chống thấm, chống bụi bẩn 100% từ Italia và Hàn trên toàn quốc. Thi công keo chít mạch - kỹ thuật chuyên nghiệp, dụng cụ máy móc hiện đại.